Wednesday, February 24, 2010

Hàng Tướng Dương Văn Minh

"Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"



Hàng Tướng Dương Văn Minh
Lữ Giang


Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh. Biết Dương Văn Minh không hiểu biết gì về chính và thủ đoạn chính trị, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đã biến ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn rồi loại bỏ.

Có thể coi cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ.
Người Việt ai cũng thuộc câu “Tri bỉ tri kỷ bách chiến bách thắng”, nhưng mặc đầu đã chiến đấu với Mỹ trong 20 năm và đã ở trên đất Mỹ 34 năm, đa số người Việt chống Cộng không biết Mỹ và địch đang làm gì, cứ suy nghĩ và hành động theo cảm tính, nên đấu tranh đã 34 năm mà vẫn chưa thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Vì thế, hôm nay nhân kỷ niệm ngày mất nước, chúng tôi xin trình bày tóm lược về một số bí ẩn và tai tiếng chung quanh cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh với ước mong mọi người có thể nhìn vào đó tìm ra bài học lịch sử khi tiếp tục đấu tranh.


VỤ BIỂN THỦ MỘT THÙNG PHUY VÀNG
Trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi có kể lại:
Sáng ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ trắng xin đầu hàng. Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đình. Tướng Thi kể tiếp:
“Trong toán này có Thiếu Tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đào ngũ theo Bình Xuyên vì y là con rễ của Bảy Viễn.
“Tư Nhỏ ra đầu hàng và tình nguyện đi chỉ chỗ vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn. Hắn ta nói:
“- Trước đây một toán Bình Xuyên 8 người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi thì 8 người ấy đều bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó.
“Khi tình hình ở đây được hoàn toàn yên ổn, tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ Tư Lệnh của Đại Tá Dương Văn Minh và Trung Tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi.
“Trung Tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi trò “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục, miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả!
“Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt!
“Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong lòng tôi suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.” [1]
Câu chuyện về tài sản của Bình Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với câu chuyện do Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát Quốc Gia, tường thuật lại dưới đây. Vì thế, một câu hỏi đã được đặt ra: Phải chăng đây là hai số tiền và vàng khác nhau? Chúng tôi tin rằng hai số tiền và vàng này chỉ là một, nhưng Tướng Thi chỉ được nghe nói hay nhìn thoáng qua nên không biết chính xác, còn Đại Tá Y là người đứng ra chỉ huy việc truy tìm số tài sản này nên câu chuyện được ông kể lại đầy đủ và chính xác hơn. Về sau, ông Diệm cũng chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại Tá Y đã tìm được, chứ không nói gì đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đã kể.
Đại Tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia kiêm Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo của VNCH đã tường thuật như sau:
Lúc đó ông là Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184. Vào khoảng tháng 5 năm 1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sát, ông đã thả các nhân viên Phòng 2 đi thăm dò ven rừng. Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn. Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy. Nhân viên Phòng 2 tiếp tục phỏng vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đã nhận 2 thùng phuy xuống. Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn. Quả nhiên, thợ lặn đã vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít.
Công cuộc kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng. Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm nước. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố. Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại Tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn. Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung Tá Chỉ Huy Phó của Đại Tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn nghe Dương Văn Minh nói gì về số vàng này.
Ông Diệm đã ra lệnh cho Thẩm Phán Lâm Lễ Trinh, Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này.
Ông Huỳnh Văn Lang, lúc đó là Bí Thư Liên Kỳ của Đảng Cần Lao và Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái, cho biết ông Lâm Lễ Trinh đã tiết lộ rằng khi được hỏi về số vàng này, Tướng Minh đã sừng sộ và giận dữ, nói rằng ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì.
Ông Lang cũng cho biết ông có được đọc bản báo cáo hai trang của Đại Tá Mai Hữu Xuân. Đại Tá Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu Khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại Tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau! [2]
Ông Cao Xuân Vỹ cho biết khi ông Nguyễn Ngọc Thơ đề nghị cho Tướng Dương Văn Minh chỉ huy Chiến Địch Đinh Tiên Hoàng để bắt Ba Cụt, ông Diệm đã nói với ông Nhu: “Thôi, cho nó số vàng đó đi cho yên!”


CHỨA CHẤP GIÁN ĐIỆP VIỆT CỘNG

Anh Nguyễn Tư Thái, tự là Thái Đen, Phụ Tá Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt, cho biết vào đầu năm 1960, nhân viên của Đoàn thấy một người thường lui tới nhà Dương Văn Minh, ở số 3 đường Trần Quý Cáp, Sài Gòn, nhưng mỗi lần đi ra, anh ta thường nhìn trước nhìn sau rất kỹ, thấy không có gì khả nghi mới bước ra. Những người bình thường không ai làm như vậy. Một hôm, đợi anh ta ra khỏi nhà Dương Văn Minh một khoảng xa, nhân viên tình báo liền bắt đẩy anh ta lên xe và đem về thẩm vấn. Lúc đầu anh ta nói anh ta chỉ là người đến dạy học cho các con của Tướng Minh. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc thẩm vấn khéo léo, anh ta nhìn nhận anh ta là một ủy viên của Huyện Ủy Thủ Đức, được phái đến gặp Dương Văn Minh để lấy tin tức. Anh này đã bị giam giữ luôn, nhưng Dương Văn Minh không hay biết gì cả.
Sau vụ này, Đoàn Công Tác Đặc Biệt và Tổng Nha Cảnh Sát đã bố trí thường trực chung quanh nhà Dương Văn Minh, theo dõi từng bước đi của những người ra vào nhà ông, quay phim và chụp hình. Điện thoại của nhà ông cũng bị nghe lén.
Khoảng tháng 3 năm 1960, có một người có mặt mày và hình dáng rất gióng Dương Văn Minh, đã đến ở luôn trong nhà Dương Văn Minh và mỗi lần đi đâu thường được chính Dương Văn Minh chở đi. Sưu tra hồ sơ, nhân viên tình báo biết ngay đó là Dương Văn Nhựt, em của Dương Văn Minh, có bí danh là Mười Tỵ, hiện đang là Thiếu Tá trong bộ đội miền Bắc. Vợ của Dương Văn Nhựt hiện đang sống tại Sài Gòn. Theo dõi sát, nhân viên tình báo biết được Dương Văn Nhựt đang đi vận động Phật Giáo và sinh viên chống ông Diệm.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 16.10.2004, Đại Tá Nguyễn Văn Y cho biết khi vợ Dương Văn Nhựt có bầu gần sinh, Dương Văn Nhựt đã đưa vợ tới ở nhà của Trung Tá Dương Văn Sơn, em của Dương Văn Minh. Lúc đó Dương Văn Sơn đang làm trưởng phòng truyền tin của Biệt Khu Thủ Đô. Tướng Minh thường đến nhà Dương Văn Sơn nói chuyện với Dương Văn Nhựt. Vì thế, nhà Dương Văn Sơn cũng bị theo dõi như nhà Dương Văn Minh.
Một hôm, Tổng Thống Diệm gọi ông và bảo đem tất cả hồ sơ vụ Dương Văn Minh vào gặp ông. Có lẽ trước đó Đoàn Công Tác Đặc Biệt đã trình nội vụ cho Tổng Thống biết rồi.
Khi ông đem hồ sơ vào, Tổng Thống Diệm hỏi: “Dương Văn Minh có theo Cộng Sản không?” Rồi ông nói tiếp: “Võ Nguyên Giáp nhiều công trạng như rứa mà nay Cộng Sản chỉ mới cho lên Trung Tướng. Dương Văn Minh công trạng có bao nhiêu đâu mà nay đã lên Trung Tướng rồi, còn muốn gì nữa?”
Đại Tá Y nói ông vốn là đàn em và là người quen biết với Tướng Minh nên chưa biết phải trả lời như thế nào. Tổng Thống liền đưa cho ông cái hộp quẹt và bảo đem tất cả hồ sơ ra đốt đi. Tổng Thống nói: “Mỹ mà nó biết được Trung Tướng của mình theo Việt Cộng thì xầu hổ lắm. Đốt hết đi! Từ rày tôi không muốn nhắc tới cái vụ này nữa.”
Nhưng đốt hồ sơ rồi cũng chưa xong, nhân viên tình báo còn phải bắt Dương Văn Nhựt và dẫn ông ta ra chiến khu để ông ta đi qua Cambodia và trở về lại miền Bắc, với lời cảnh cáo: “Nếu trở lại sẽ bị thanh toán”. Câu chuyện này có lẽ Tổng Cục Phản Gián của Hà Nội không hề hay biết.
Sau đó, ông Diệm đã bảo Đại Tướng Lê Văn Tÿ, Tổng Tham Mưu Trưởng, thông báo cho Tướng Minh biết từ nay ông ta chỉ có thể xử dụng các đơn vị cấp đại đội trở xuống mà thôi. Tướng Minh biết lý do tại sao, nhưng các cố vấn Mỹ không biết chuyện gì đã xẩy ra, nên rất thắc mắc. Họ nghĩ rằng ông Diệm sợ Tướng Minh làm đảo chánh nên mới hạn chế như vậy. Ngày 18.7.1962, ông Diệm thông báo cho Tướng Harkins biết ông quyết định hủy bỏ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân của Tướng Minh vì ông ta “thiếu khả năng.” Ngày 8.12.1962 Trung Tướng Dương Văn Minh được cử làm Cố Vấn Quân Sự Phủ Tổng Thống, một chức vụ được coi như “ngồi chơi xơi nước”.
Sau này, báo Tuổi Trẻ Chúa Nhật của Việt Cộng trong số ra ngày 1.9.1996, dưới đầu đề “Tướng Dương Văn Minh dưới mắt các nhà binh địch vận”, đã tường thuật lại mối quan hệ giữa Tướng Dương Văn Minh và người em là Dương Văn Nhựt như sau:
“Năm 1960, Mười Tỵ, thiếu tá thuộc Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - được lệnh về Nam nhận công tác đặc biệt. Nhiệm vụ của ông là quan hệ, tranh thủ người anh ở bên kia chiến tuyến, đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi vượt Trường Sơn vào Nam, Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, tức Mười Tỵ, đã được Ban Binh Vận Trung Ương Cục tìm mọi cách đưa vào Sài Gòn. Thông qua một người em gái, ông Mười Tỵ đã đến được và ở lại nhà của Dương Văn Minh suốt một tuần lễ. Hai anh em ở hai phía chiến trận gặp gỡ hàn huyên. Bằng tình cảm gia đình, ông Mười Tỵ thuyết phục Tướng Minh. Từ đó, ông Mười Tỵ cứ phải đi về trong “vùng địch” hoặc ra nước ngoài để tiếp xúc và gặp gỡ anh mình. Khi Dương Văn Minh lưu vong ở Thái Lan, ông Mười Tỵ cũng được bố trí sang Thái Lan qua ngã Campuchia. Ông đến Nam Vang, sống trong nhà một Hoa kiều. Tại đó, trong vòng một tháng, ông vừa học bằng sách vở, vừa thực tập giao tiếp để nói tiếng Hoa hồng để nhập vai người đi buôn. Có khi từ Nam Vang ông phải bay lòng vòng sang Ý, rồi từ Ý được cơ sở Việt kiều đón về Pháp để móc nối chị dâu (vợ của Tướng Minh) từ Thái Lan qua liên lạc”.
Bài báo viết thêm:
“Kể từ 1972, bộ đội bắt đầu mở nhiều trận đánh lớn, nên Mười Tỵ được lệnh không ra vùng địch và ra nước ngoài nữa vì “sợ rủi ro làm hỏng ý đồ chiến lược”, nên việc móc nối với Dương Văn Minh được giao cho Nguyễn Hữu Hạnh.”


BỊ BIẾN THÀNH TÊN ĐAO PHỦ CỦA MỸ

Vì không hiểu gì về thủ đoạn chính trị, Dương Văn Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành tên đao phủ thanh toán Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn rồi sau đó loại bỏ.
1.- Giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu
Biết Tướng Dương Văn Minh đang bất mãn với ông Diệm nên CIA thuyết phục ông ta làm đảo chánh lật đổ ông Diệm. Dương Văn Minh đồng ý ngay. Trên danh nghĩa, ông ta là người chỉ huy cuộc đảo chánh, nhưng bên trong CIA chỉ giao cho ông ta một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán nhà Ngô. Còn việc lập kế hoạch và chỉ huy cuộc đảo chánh được trao cho Tướng Trần Thiện Khiêm.
Khi tiến hành cuộc đảo chánh, Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh hạ sát Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân; Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, và Thiếu Tá Lê Quang Triệu, Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt.
Khi được ông Diệm báo tin đang ở nhà thờ cha Tam, Dương Văn Minh đã cho lập “toán hành quyết” đi đón và giết ông Diệm và ông Nhu. Toán này do Đại Tá Mai Hữu Xuân cầm đầu. Tướng Minh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, cận vệ của mình, đi theo làm sát thủ.
Khi xác ông Diệm đưa về Tổng Tham Mưu, một quân cảnh cho biết chính mắt ông ta thấy Tướng Dương Văn Minh đã xuống lột quần ông Diệm ra xem có “chim” hay không.
Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin hai ông đã chết, ông rất xúc động và đến hỏi Dương Văn Minh:
- Tại sao hai ông ấy chết?
Ông Minh có vẽ khó chịu, trả lời bằng tiếng Pháp: Ils sont morts! Ils sont morts! (Mấy ông ấy chết rồi, thì chết rồi) [3]
2.- Giết ông Ngô Đình Cẩn
Chính Tướng Nguyễn Khánh đã cho soạn thảo và ban hành Sắc Luật số 4/64 ngày 28.2.1964 thiết lập Toà Án Quân Sự đưa ra những quy định trái với nguyên tắc bất hồi tố của hình luật, và cử nhóm tay chân bộ hạ vào làm “phán quan” để tuyên án tử hình ông Cẩn. Sắc Luật lại quy định rằng các bị cáo không có quyền kháng cáo hay thượng tố. Bị cáo bị án tử hình có thể đệ đơn xin ân xá lên Quốc Trưởng trong thời hạn 24 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp phạm nhân bị xử tử hình đã đệ đơn ân xá, án tử hình sẽ thi hành trong hạn 5 ngày kể từ khi tuyên án, nếu trong hạn đó, đơn xin ân xá không được chấp thuận. Những sự quy định này nhắm gài Tướng Dương Văn Minh, lúc đó đang là Quốc Trưởng bù nhìn, vào cái thế phải chịu trách nhiệm giết ông Cẩn.
Mặc dầu đứng đàng sau Tướng Khánh trong vụ làm luật giết ông Cẩn và biết chắc ông Cẩn phải bị giết, Đại Sứ Cabot Lodge giả vờ đứng ra làm con thoi, đề nghị Tướng Minh ân xá cho ông Cẩn. Tướng Minh biết mình bị gài nên nói với Đại Sứ Lodge: “Khánh luôn luôm tìm cách đặt tôi vào tình trạng khó khăn (He always tries to put me in the difficult position). Tôi sẽ bị cả nước thù ghét và tố cáo nếu tôi ân xá Cẩn.” Đại Sứ Lodge nhận xét: “Rõ ràng là Khánh đang sắp xếp các sự việc để cho Minh gánh lấy tất cả trách nhiệm nếu không hành quyết Cẩn.”
Hôm 5.5.1964 Tướng Dương Văn Minh đã ký quyết định bác đơn xin ân xá của ông Cẩn và trở thành tên sát thủ ông Cẩn!


BỊ ĐƯA RA LÀM HÀNG TƯỚNG

Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó, không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đã nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đã nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành thì xin giúp ông được ra đi.

Frank Snepp cho biết thêm:
“Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo thì Polgar ở trong phòng riêng với các viên chức khác của Trạm Tình Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng”. [4]
Sau khi ép buộc Tướng Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng Thống, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để đầu hàng Việt Cộng, nhưng ông Trần Văn Hương không hiểu gì về tình hình lúc đó nên tìm cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, do sự thúc đẩy của CIA và một số nhân vật chính trị, cuối cùng ông cũng đồng ý trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội.

Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám Đốc CSQG trình bày về tình hình, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.
Chiều 28.4.1975, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập.
Cũng trong chiều 28.4.1975, Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết tình hình và hỏi Tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.
Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Lúc đó, ông chỉ còn hy vọng Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.
Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng.
Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ý. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoản lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.[5]
Lúc 8 giờ 30, ông đến Phủ Thủ Tướng thảo luận lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu rồi quay về dinh Độc Lập làm lễ ra mắt.
Lúc 10 giờ 15 sáng ngày 30.4.1975, khi thấy không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh lên tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn kêu gọi quân nhân, cảnh sát và các lực lượng bán quân sự “giữ vị trí, buông súng để bàn giao chính quyền trong vòng trật tự”. Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập cổng, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!”. Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.
Hai ông Minh và ông Mẫu được đưa đến đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời đầu hàng. Nhưng khi hai ông vào bên trong đài phát thanh thì không còn nhân viên kỹ thuật nào ở đó để làm công việc thu băng. Sinh viên Nguyễn Hữu Thái phải mất hai tiếng mới tìm ra nhân viên kỹ thuật. Bản tuyên bố đầu hàng do chính trị viên Bùi Văn Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30.
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống không tới 40 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng!


NHÌN LẠI CON NGƯỜI CỦA DƯƠNG VĂN MINH

Tướng Nguyễn Chánh Thi tiết lộ rằng khi còn ở Pháp, Tướng Dương Văn Minh có gởi cho ông một lá thư đề ngày 15.4.1987, trong đó có đoạn như sau:
"Thi,
“Được tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
“Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không - Pháp chẳng giúp đỡ gì - mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
“Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
“Anh em có đọc sách của anh Đỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Đỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Đỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.
“Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Đôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra...”
Thân phận của Tướng Minh đã bị Hoa Kỳ biến thành một cái mền rách, nhưng vì quá yếu kém về chính trị, nên cho đến khi gần tới giờ về cỏi âm, ông vẫn chưa nhận ra được! Lãnh đạo mà như thế, mất miền Nam là chuyện không có gì đáng ngạc nhiên.
Nhìn lại con người của Dương Văn Minh, chúng ta thấy có 3 đặc điểm sau đây:

Thứ nhất là tham nhũng và thiếu trách nhiệm:
(1) Biển thủ một thùng phuy vàng lấy được của Bình Xuyên và một số tiền bạc thu được sau cuộc đảo chánh 1.11.1963. Cho một tay chân bộ hạ nổi tiếng tham những là Tướng Mai Hữu Xuân kiêm ba chức quan trọng cùng một lúc để truy lùng tài sản và khảo của các viên chức chế độ cũ, đó là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo và Đô Trưởng Sài Gòn. Tướng Xuân đã nhận cả tiền của Việt Cộng để thả các cán bộ cao cấp của Việt Cộng ra.
(2) Không quan tâm đến tình hình miền Nam sau cuộc đảo chánh và có quyết định sai lầm: Ra lệnh phá hủy các ấp chiến lược đã được thiết lập để đối phó với Cộng Sản, đưa miền Nam tới bờ vực thẳm khiến Hoa Kỳ phải thực hiện “Pentagon’s coup” để lật đổ và đưa quân vào miền Nam cứu vãn tình thế.
Thứ hai là ngố:
Mặc dầu làm việc với Hoa Kỳ và hành động theo sự xúi biểu của Hoa Kỳ, ông không hiểu gì về chính sách và thủ đoạn của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn, nên đã bị Hoa Kỳ biến thành công cụ:
(1) Ông bị biến thành một tên sát thủ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn thay cho người Mỹ khi Hoa Kỳ muốn thay đổi chính sách. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó ông bị Hoa Kỳ loại và đưa những tay chân bộ hạ của CIA lên cầm quyền.
(2) Khi Miền Nam sắp sụp đổ, ông bị Hoa Kỳ lường gạt bằng chiêu bài “hoà giải hoà hợp” để đưa ông ra làm Hàng Tướng!
Thứ ba là hèn:
(1) Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung, cận vệ thân tín của ông, được ông phái đi giết Đại Tá Lê Văn Tung và Thiếu Tá Lê Văn Triệu, sau đó hạ sát ông Diệm và ông Nhu. Ấy thế mà sáng 30.1.1964, khi linh Nhảy Dù bắt Thiếu Tá Nhung trước mặt ông và dẫn đi, rồi tối hôm đó hạ sát, ông chẳng có một lời nào!
(2) Sáng ngày 30.4.1975, bộ chỉ huy 3 chiến thuật của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang quần thảo với Việt Cộng trước cổng Bộ Tổng Tham Mưu ở Lăng Cha Cả thì Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật, đã nói chuyện với Tổng Thống Dương Văn Minh qua điện thoại:
- Tôi là chỉ huy trưởng cánh quân đang tử chiến với Việt Cộng ở Bộ Tổng Tham Mưu, tôi đang cố liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu thì lệnh ngưng chiến đã ban ra và quân của Việt Cộng vẫn còn đang tiến về thủ đô. Tôi vào trong Bộ Tổng Tham Mưu thì không còn một tướng lãnh nào ở đây, họ đã bỏ chạy hết, do đó tôi muốn nói chuyện với Tổng Thống để xin quyết định.
Tổng Thống Minh trả lời:
- Các em chuẩn bị bàn giao đi.
Thiếu Tá Tài hỏi lại:
- Có phải là đầu hàng không?
Tổng Thống Minh trả lời:
- Đúng vậy, ngay bây giờ xe tăng của Việt Cộng đang tiến vào Dinh Độc Lập.
Thiếu Tá Tài nói:
- Nếu xe tăng của Việt Cộng tiến về Dinh Độc Lập thì chúng tôi sẽ đến cứu Tổng Thống. Nếu Tổng Thống ra lệnh đầu hàng thì Tổng Thống có chịu trách nhiệm với hơn 1000 quân đang tử chiến ở Bộ Tổng Tham Mưu hay không?"
Tổng Thống Minh trả lời:
- Tùy ý các anh em.
Nói xong cúp máy!
(3) Ký giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, người ký giả ngoại quốc duy nhất có mặt trong Dinh Độc Lập vào sáng 30.4.1975, đã kể lại thái độ của Tướng Dương Văn Minh khi đối diện với các bộ đội cộng sản đến bắt ông đầu hàng như sau: Đại Tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò... Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”.
Làm tướng mà phải đầu hàng là nhục rồi, nhưng lại còn hèn hơn nữa khi nói mé cho những tên bộ đội nhỏ bé của Cộng quân biết rằng ông có người em theo Việt Cộng là Dương Văn Nhựt để chứng tỏ ta đây cũng thuộc “gia đình Cách Mạng”!


NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG
Ngày 8.8.1983, Dương Văn Minh, được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai là Dương Minh Đức và Dương Minh Tâm. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó. Trong những những ngày còn lại của cuộc đời, Tướng Dương Văn Minh phải sống trong bóng tối, không dám gặp cộng đồng người Việt tại đây.
Ngày 5.8.2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ, được di chuyển lên xe bởi 6 người thân gồm các ông Hoa Hải Đường, Nguyễn Hồng Đài, Trịnh Bá Lộc, Hoa Hải Thọ, Ngô Long và Nguyễn Trí Dũng. Sau đó, linh cửu ông đã được hoả thiêu trưa thứ bảy 18.8.2001 vào lúc 12 giờ tại vãng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California.


Lữ Giang
26.4.2009


Ghi chú:
[1] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một trời tâm sự, Xuân Thu, Hoa Kỳ 1987, tr. 27 và 28.
[2] Huỳnh Văn Lang, Nhân chứng một chế độ, Tập II, California, Hoa Kỳ, tr. 66 – 70.
[3] Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, Xuân Thu, California, Hoa Kỳ 1989, tr. 231.
[4] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 382 – 383.
[5] Frank Snepp, Decent Intreval, Random House, New York, 1977, tr. 540.





Hồ sơ về Tướng Dương Văn Minh (tài liệu mật của CSVN)

THÂN THẾ VÀ GIA ĐÌNH
- Ông Dương Văn Minh sinh năm 1916 tại xã Phú Mỹ quận Bến Tranh tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Cha là ông Dương Văn Huề, khi đi học mướn lấy tên là Dương Văn Mau (tên của người bà con), làm thầy giáo, sau làm tri phủ, rồi đốc phủ sứ (hàm)
Ông Dương Văn Huề (gốc Hoa) và bà Nguyễn Thị Kỹ có bảy người con:
bốn trai, ba gái. Ông Minh là con cả. Dương Thanh Nhựt là con trai kế, có tham gia hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám (năm 1944) và suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam . Dương Thanh Sơn, em trai thứ năm, là sĩ quan chế độ cũ.
Gia đình ông Minh theo đạo Phật, lễ giáo, nề nếp.
- Năm 1940, Dương Văn Minh học trường đào tạo hạ sĩ quan và sĩ quan dự bị của Pháp. Năm 1942 vào quân đội Pháp.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Dương Văn Minh tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chống Pháp xâm lược. Pháp trở lại, gia đình ông Minh tản cư về Chợ Đệm (thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định). Lần đó, ông về thăm nhà, đơn vị rút đi, ông bị kẹt lại chưa tìm được đơn vị thì bị Tây bắt, buộc ông trở lại làm việc cho quân đội Pháp. Năm 1946, Dương Văn Minh là thiếu úy, đại đội phó quân đội Pháp. Lần lượt lên đến cấp tá, rồi qua Pháp học trường võ bị, là một trong những sĩ quan đầu tiên của quân đội “Việt Nam Cộng Hoà”.
Ông Minh cũng theo đạo Phật, nhân từ, thương người. Sợ sát sinh, sợ phải giết người. Thấy ai bị nạn thì ra tay cứu như can thiệp cho em trai bà Bùi Thị Mè (1)là thiếu tá chế độ cũ bị tình nghi hoạt động cho “Việt Cộng” được thả ra; giúp ông Nguyễn Minh Triết (Bảy Trung), cán bộ của ta và là em bạn dì ruột bị địch bắt giam ở nhà lao Phú Lợi, được ra tù…
- Ông Minh là người rất tự trọng. Sau ngày 30/4/1975, ông được về nhà (98 đường Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3) sống với tư cách một “công dân của một nước độc lập” (2). Đời sống khó khăn, ông lại bị bệnh tiểu đường, bị đau dạ dày. Có lúc lãnh đạo Thành phố (đồng chí Võ Văn Kiệt) nhờ bà Bùi Thị Mè gợi ý khéo là Đảng và chính quyền thành phố muốn hỗ trợ ông trong cuộc sống. Nhưng ông Minh từ chối với lý do: “Các anh các chị sống được thì tôi cũng sống được nếu chưa quen thì phải tập lại cho quen”.
Năm 1983, ông Minh được Chính phủ ta chấp thuận để ông sang Pháp trị bệnh và thăm con. Toà Tổng Lãnh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Bộ Ngoại giao Pháp giúp ông Minh vé máy bay và tiền gửi hành lý nhưng ông Minh từ chối, nói rằng “đã có Chính phủ Việt Nam lo rồi”.
Khi đi, ông Minh chỉ xin mang theo một ít đồ cổ trong nhà. Sang Pháp, ông không nhờ vả gì Chính phủ Pháp, không xin trợ cấp xã hội Pháp.

QUÁ TRÌNH BINH ĐỊCH VẬN ĐỐI VỚI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH
Công tác binh địch vận đối với tướng Dương Văn Minh bắt đầu từ năm 1962, với nhiều lực lượng, nhiều ban ngành tham gia: Binh vận Trung Ương Cục, Tình báo, An ninh T4 (Sài Gòn - Gia Định), Trí vận…
1/ Ban binh vận Trung Ương Cục miền Nam
Năm 1960, theo yêu cầu của Ban binh vận Xứ ủy Nam bộ (sau này là Trung Ương Cục miền Nam), đồng chí Võ Văn Thời, Cục trưởng Cục địch vận Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đề nghị và được cấp trên đồng ý điều động đồng chí Dương Thanh Nhựt (3) về Cục để giao nhiệm vụ về miền Nam vận động Dương Văn Minh. Đồng chí Nhựt được đặt bí danh là Mười Ty. Cuối tháng 12/1960, đồng chí Mười Ty lên đường.
Tháng 8/1962, đồng chí Mười Ty móc được với gia đình, trước hết là với ông Nguyễn Văn Di, cậu ruột; qua cậu, móc vợ là Sử Thị Hương, nhắn vợ về thăm mẹ và tìm hiểu thái độ của anh hai Dương Văn Minh. Sau đó Mười Ty thăm em trai là Dương Thanh Sơn, sĩ quan quân đội Sài Gòn và em thứ tám là Dương Thu Vân.
Thấy tình hình thuận lợi, đồng chí Mười Ty hướng dẫn cán bộ mật đem ý kiến của lãnh đạo trao đổi với Dương Văn Minh về việc đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong lúc Tướng Minh đang bực tức Ngô Đình Diệm độc tài, gia đình trị, phủ nhận công lao của mình (tảo thanh Bình Xuyên và các giáo phái Hoà Hảo). Tướng Minh hứa sẽ tìm cách làm.
Ngày 01/01/1963, Trung tướng Dương Văn Minh nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng Việt Nam Cộng Hòa lần thứ nhất. Đồng chí Mười Ty nắm được ý định Tướng Minh chuẩn bị đảo chính Diệm và có báo cáo về Ban binh vận Trung Ương Cục.
Sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm một thời gian, đồng chí Mười Ty có vào nhà Dương Văn Minh (98 Hồng Thập Tự, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), sau đó qua nhà em là Dương Thanh Sơn ở mười ngày. Qua nhiều lần gặp và trao đổi với Dương Văn Minh, đồng chí Mười Ty cho rằng Tướng Minh trước đây mơ hồ về Mỹ là tên xâm lược, nay thì hết tranh cãi về điều này, nhưng vẫn còn cho là Mỹ có giúp đỡ miền Nam. Tướng Minh hứa hủy bỏ ấp chiến lược, cho nhân dân về nhà cũ với ruộng vườn, mồ mả ông bà.
Trong thời gian làm Quốc trưởng lần thứ nhất. Dương Văn Minh có một số hành động tiến bộ có lợi cho cách mạng:
+ Quyết định hủy bỏ 16.000 ấp chiến lược. Đại sứ Mỹ Cabot Lodge hỏi Dương Văn Minh vì sao làm thế? Ông trả lời, đại ý: Người Việt Nam có phong tục tập quán riêng, không người nào muốn xa rời mảnh đất đã gắn bó đời mình và mồ mả ông cha. Dồn dân vào ấp chiến lược là chủ trương sai, vì lẽ đó tôi giải tán ấp chiến lược để người dân trở về quê cũ của mình.
+ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc Namara và Tướng Harkin yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh để cho Hoa Kỳ ném bom ra miền Bắc, không ném ồ ạt mà ném bom nổ chậm trên đê sông Hồng. Miền Bắc sẽ bị lũ lụt mất mùa, người dân sẽ đói… Dương Văn Minh lắc đầu từ chối.
+ Tháng 1/1964, Đại sứ Cabot Lodge yêu cầu Quốc trưởng Dương Văn Minh nghiên cứu, chuẩn y và thực hiện kế hoạch 34A (hoạt động gián điệp, biệt kích chống miền Bắc). Dương Văn Minh không trả lời.
+ Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (4) Dương Văn Minh tỏ ý muốn thương lượng để tuyển cử tự do, thực hiện một chế độ trung lập, lập Chính phủ liên hiệp. Nhưng Mỹ cự tuyệt hòa đàm, chống mọi xu hướng trung lập.
- Do những chủ trương và hành động của Dương Văn Minh không theo đúng ý đồ “Bắc tiến” của Mỹ, theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Johnson, cuối tháng 01/1964, chính quyền Mỹ đã đưa Nguyễn Khánh lên làm Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Thủ tướng Chính phủ Cộng Hòa Việt Nam bằng một cuộc đảo chính. Nguyễn Khánh tuyên bố: “Tôi đảo chánh Dương Văn Minh để cứu đất nước này khỏi rơi vào tay Cộng sản”.
Mỹ thấy Dương Văn Minh có hậu thuẫn ở miền Nam, nhưng khó điều khiển nên chỉ thị cho Chính quyền Sài Gòn phong Dương Văn Minh làm đại tướng và cử làm đại sứ lưu động ở Đài Loan. Mỹ mời ông Minh qua Mỹ một thời gian rồi cho lưu vong ở Thái Lan (từ đầu năm 1965) có sự giám sát của CIA, làm con bài dự trữ.
Cuối năm 1967, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam) và Ban binh vận Trung Ương Cục, đồng chí Mười Ty có chuyến qua Pháp, ở nhà em rể là Charlot để móc người em gái thứ 8 là Dương Thu Vân qua Pháp. Có thời gian Mười Ty ở nhà Dương Minh Đức (con trai Dương Văn Minh). Được biết, khi người em gái thứ 6 Dương Thu Hà bị ung thư chết, Dương Văn Minh có qua Pháp dự đám tang em gái, sau đó ở lại Pháp hơi lâu, có ý chờ tin của Mười Ty. Nhưng vì bọn CIA bảo trung tá Đẩu (sĩ quan tùy viên của Tướng Minh) kêu ông Minh về Thái Lan, nên không ở lâu hơn được nữa.
Khi chị Dương Thu Vân qua Paris gặp Mười Ty cho hay là ông Minh không thể qua Pháp được nữa, thì Mười Ty mới chuyển kế hoạch qua em (Dương Thu Vân) và cháu (Dương Minh Đức) truyền đạt ý kiến của cấp trên cho Dương Văn Minh. Sau đó Đức báo lại ý kiến của cha anh với Mười Ty như sau: “Lập Chính phủ ba thành phần là khó lắm, cần đánh cho văng Thiệu, Mỹ phải rút đi là hết chiến tranh. Tôi có ra làm chính phủ ba thành phần khi bầu cử thì ông Thọ (Luật sư Nguyễn Hữu Thọ) cũng thắng cử, tôi có thất cử cũng không nghĩa lý gì, miễn có lợi cho đất nước là hơn”. Dương Minh Đức nói thêm: Ba cháu không còn lực lượng, không biết làm chính trị, không giỏi bằng ông Thọ; ra ngoài (ra khu) lúc này là không có lợi, ở trong này khi cần có lợi hơn…
Sau đó, đồng chí Mười Ty về Hà Nội, được đồng chí Lê Duẩn gặp và mời cơm (với đồng chí Võ Văn Thời). Sau khi nghe đồng chí Mười Ty báo cáo đầy đủ chuyến đi công tác ở Pháp, đồng chí Lê Duẩn khen và nói: “Dương Văn Minh trả lời như vậy là thành thật, nói như vậy là làm được, chứ hứa hết có khi không làm được…”
Cuối năm 1970,… theo chỉ đạo của Trung Ương và Trung Ương Cục miền Nam, Ban binh vận Trung Ương Cục tìm một người khác, để tiếp cận vận động Dương Văn Minh. Đó là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, cơ sở của ta trong sĩ quan là bạn bè và thầy trò có thể tiếp cận được với Dương Văn Minh. Đồng chí Nguyễn Tấn Thành (tức Tám Vô Tư), bác của Nguyễn Hữu Hạnh, được Ban binh vận Trung Ương Cục giao nhiệm vụ trực tiếp nắm và bồi dưỡng cho Nguyễn Hữu Hạnh.
Tháng 3 và 4/1975, đồng chí Tám Vô Tư thường gặp ông Nguyễn Hữu Hạnh. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đồng chí Tám Vô Tư gợi ý ông Hạnh nên tiếp cận và vận động Dương Văn Minh nếu lên làm Tổng thống thì tìm cách kết thúc cuộc chiến có lợi cho nhân dân.
Khi được tin ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, ngày 28/4/1975, từ Cần Thơ, ông Nguyễn Hữu Hạnh bằng mọi cách, vượt mọi khó khăn lên Sài Gòn gặp Dương Văn Minh và được ông giao làm phụ tá Tổng tham mưu trưởng, thay Tổng tham mưu trưởng ở bên cạnh ông, sau đó là Quyền Tổng tham mưu trưởng. Với các cương vị này, ông Hạnh đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh làm cho quân đội Sài Gòn “án binh bất động”, tan rã tại chỗ, không nổ súng và thúc đẩy Chính phủ Dương Văn Minh sớm bàn giao chính quyền cho cách mạng.
2/ Thâm nhập vào “nhóm Dương Văn Minh”
Tháng 9/1972, Ban An ninh T4 (Thành phố Sài Gòn - Gia Định) thành lập Cụm điệp báo mới, bí số là A10, với nhiệm vụ xây dựng lực lượng điệp báo bí mật trong một số đối tượng, trong đó có lực lượng thứ ba, đặc biệt là “nhóm Dương Văn Minh”… (các thành viên bộ tham mưu nhóm Dương Văn Minh, ban biên tập bản tin nội bộ nhóm Dương Văn Minh, thư ký tòa soạn báo Điện Tín, báo Đại dân tộc…).
Đầu năm 1975, đồng chí Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trưởng Ban Anninh T4, chỉ đạo A10 tìm cách thâm nhập vào lực lượng thứ ba và nhóm Dương Văn Minhđể tác động, vận động lực lượng này chống đối, cô lập, chia rẽ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Thời gian này, Cụm điệp báo A10 tiếp cận, bám sát “nhóm Dương Văn Minh”, có lúc họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành) ở luôn trong nhà Dương Văn Minh; tham gia viết và in tuyên cáo “chống Chính phủ Thiệu không có Thiệu”, đòi Trần Văn Hương từ chức (Tổng thống).
Ngày 01/3 và cuối tháng 3/1975, đồng chí Huỳnh Bá Thành (lần sau có thêm các đồng chí Trần Thiếu Bảo, Huỳnh Huề…) vào căn cứ báo cáo với đồng chí Mai Chí Thọ (Bí thư thành ủy), Trần Thanh Vân (Phó trưởng Ban An ninh T4). Đồng chí Mai Chí Thọ chỉ đạo: “…Phải bằng mọi cách để Dương Văn Minh thay Nguyễn Văn Thiệu, rồi giao chính quyền cho cách mạng. Đó là chủ trương của Đảng nhằm tránh đổ máu, tránh tổn thất cho nhân dân”.
3/ Tác động vào Chính phủ Dương Văn Minh
Cụm điệp báo VĐ2 thuộc phòng tình báo chiến lược M22, cục tham mưu Miền cũng có chỉ đạo vận động tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng thông qua kỹ sư Tô Văn Cang trong những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn. Theo ông Tô Văn Cang, sáng ngày 28/4/1975, ông Cang đến gặp Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí) ở nhà ông Ba Lễ (cơ sở tình báo) hẻm đường Triệu Đà, Sài Gòn, để báo ý kiến của ông Nguyễn Văn Diệp (trong Chính phủ Dương Văn Minh) muốn tìm gặp đại diện Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam để xin ý kiến xử trí tình hình Sài Gòn. Đồng chí Sáu Trí phân tích tình hình và “khuyên Chính phủ Dương Văn Minh chấp nhận đầu hàng vô điều kiện”. Ý kiến này được ông Cang phản ánh lại cho ông Diệp và sau đó ông Diệp có báo cáo lại cho bộ ba Dương Văn Minh – Nguyễn Văn Huyền – Vũ Văn Mẫu.
4/ Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị
Sau hiệp định Paris (1973), Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung Ương (tháng 7/1973) đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng thứ ba ở đô thị”; “mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc Giải phóng gồm mọi giai cấp, tôn giáo, lực lượng hòa bình, độc lập, dân chủ ở miền Nam và Việt kiều ở nước ngoài”.
Năm 1974, theo chỉ đạo của đồng chí Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Phó Bí thư Trung Ương Cục miền Nam, đồng chí QuốcHương (Mười Hương), Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban An ninh T4 đã chọn một số thanh niên, sinh viên cài vào hoạt động trong lực lượng thứ ba.
Trên thực tế thì lực lượng ta đã hình thành trước khi có hiệp định Paris qua tổ chức “Lực lượng quốc gia tiến bộ” do luật sư Trần Ngọc Liễng và nhà tư sản dân tộc (ngành vật liệu xây dựng) Phan Văn Mỹ thành lập tháng 6/1969 với mục tiêu là: đòi các lực lượng ngoại nhập (Mỹ và đồng minh) phải rút khỏi miền Nam, thành lập chính phủ hòa giảidân tộc. Sau đó, lợi dụng lúc Thiệu đi nước ngoài, luậtsư Trần Ngọc Liễng lập “Lực lượng hoà giải dân tộc”. Sau hiệp định Paris, tháng 02/1974, nhóm luật sư Trần NgọcLiễng lập “Tổ chức nhân dân đòi thi hành hiệp định Paris”, xác định mình là lực lượng thứ ba, mục tiêu chính là đòi thi hành hiệp định Paris, Mỹ rút quân, thành lập Chính phủ hoà giải dân tộc.
Thành viên của “nhóm Dương Văn Minh” gồm một số trí thức, dân biểu đối lập, ký giả, tướng lĩnh[1]. Hằng tuần, nhóm họp bàn về tình hình thời sự chính trị (lúc tình hình sôi động mỗi tuần họp hai lần). Cạnh tướng Dương Văn Minh có Văn phòng báo chí. Lúc báo Điện tín bị đóng cửa, “nhóm Dương Văn Minh” ra bản tin bán công khai để phát cho các tổ chức, đoàn thể, báo chí trong và ngoài nước.
-Theo ông Lý Quý Chung (Hồi ký), tuần lễ đầu tháng 4/1975, tướng Dương Văn Minh và “nhóm Dương Văn Minh” đã họp tại Dinh Hoa Lan (nhà ông Minh) bàn và quyết định công bố ý định thay thế Nguyễn Văn Thiệu để góp phần chấm dứt chiến tranh.
5/ Phối hợp phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân Sài Gòn
Với các khẩu hiệu “đuổi Mỹ, lật Thiệu”, đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hình hiệp định Paris, hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đòi dân chủ, cải thiện dân sinh… các cuộc xuống đường diễn ra liên tục, mạnh mẽ thu hút hàng ngàn, hàng vạn người. Như cuộc xuống đường của 200 ký giả Sài Gòn ngày 10/10/1974, ngày “ký giả đi ăn mày” lôi cuốn gần hai vạn quần chúng tham gia đã có tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Cuộc tuần hành ngày 20/4/1974 của hàng vạn công nhân lao động, sinh viên, học sinh, trí thức, thương phế binh… đòi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, đòi thi hành hiệp định Paris, đòi hòa bình, cơm áo, chống sa thải, chống thuế VAT…, là cuộc đấu tranh lớn nhất từ sau hiệp định Paris.
MỸ, PHÁP VỚI TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH
* Mỹ: Năm 1971, Mỹ yêu cầu Dương Văn Minh ra tranh cử Tổng thống với Nguyễn Văn Thiệu để tỏ ra chế độ Cộng hòa miền Nam có dân chủ, nhưng phải thất cử để trở thành lãnh tụ của phe đối lập trong nghị viện. Tướng Dương Văn Minh từ chối. Đại sứ Mỹ Bunker còn trắng trợn hỏi ông Minh cần bao nhiêu đô-la cho cuộc tranh cử. Ông Minh cố nén giận, nhưng giữ lịch sự, đưa tay chỉ đại sứ Mỹ về phía cửa phòng (không tiếp đại sứ Mỹ nữa). Cuộc bầu cử đó, Tướng Dương Văn Minh có ra ứng cử, nhưng đến giờ chót quyết định rút lui, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu trở thành ứng cử viên Tổng thống “độc diễn”, làm bẽ mặt Mỹ – Thiệu.
Sau khi Thiệu từ chức, Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay tổng thống, tuyên bố “cương quyết tử thủ dù phải hi sinh đến nắm xương tàn”, đã bị nhân dân và báo chí Sài Gòn đấu tranh đòi Chính phủ Trần Văn Hương từ chức ngay lập tức. Trần Văn Hương trì hoãn việc giao quyền cho Dương Văn Minh, mãi đến ngày 26/4/1975, lưỡng viện Sài Gòn đã bầu Dương Văn Minh làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa với 147/151 phiếu.
* Pháp: Theo đồng chí Phan Nhẫn, ngày 27 (hoặc 28/4/1975), Bộ Ngoại giao Pháp gặp đồng chí Phạm Văn Ba (Giám đốc Trung tâm thông tin Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam) gợi ý Chính phủ Cách mạng lâm thời nên đi vào đàm phán. Lúc đó, Pháp hi vọng “giải pháp Dương Văn Minh” và khả năng thương lượng với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam .
Theo chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, sáng ngày 30/4/1975, tướng tình báo Pháp Vanuxem đến Phủ thủ tướng (số 7 Thống Nhất, nay là đường Lê Duẩn) gặp Tổng thống Dương Văn Minh, gợi ý ông Minh nên kêu gọi Trung Quốc can thiệp để cứu miền Nam không rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt. Ông Minh từ chối, nói rằng: “Tôi đã từng làm tay sai cho Pháp rồi cho Mỹ, đã quá đủ rồi. Tôi không thể tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc”.
TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH VỚI 3 NGÀY LÀM TỔNG THỐNG
15 giờ chiều ngày 28/4/1975, Tướng Minh làm lễ nhậm chức Tổng thống, cử Nguyễn Văn Huyền làm Phó tổng thống, Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng.
Tổng thống Dương Văn Minh cử một số Bộ trưởng và người phụ trách quân đội, cảnh sát, trong đó có đảng viên và cơ sở của ta là: Luật sư Triệu Quốc Mạnh, Giám đốc Nha cảnh sát đô thành, và chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng sau là quyền Tổng tham mưu trưởng.
Về Bộ quốc phòng, Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định Giáo sư Bùi Tường Huân, Giáo sư Đại học Huế (không phải tướng tá) làm Bộ trưởng. (Theo ông Lý Quý Chung, việc Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định ông Bùi Tường Huân làm Bộ trưởng quốc phòng để chứng tỏ chính phủ này không muốn chiến tranh).
17 giờ ngày 28/4/1975, phi đội 5 chiếc A37 của Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo ông Hồ Ngọc Nhuận (Hồi ký), tối hôm đó, Tướng Minh giao cho ông chuẩn bị chiếm đài phát thanh (đề phòng Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chính).
Đêm 28/4, Tướng Dương Văn Minh và gia đình dời đến ở nhà một người bạn của tướng Mai Hữu Xuân ở đường Phùng Khắc Khoan do sợ Nguyễn Cao Kỳ ném bom dinh Hoa Lan (nhà ông Minh).
Theo cựu dân biểu Dương Văn Ba (Hồi ký), đêm 28/4/1975, hai đại tá phi công lái hai máy bay trực thăng phục vụ tổng thống đậu trên nóc dinh Độc Lập, gặp Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị đưa Tổng thống và tất cả những người trong bộ tham mưu tổng thống và gia đình bay ra Đệ Thất Hạm Đội. Ông Minh trả lời: “Hai em có thể yên lòng lái máy bay ra Đệ Thất Hạm Đội, bất cứ ai có mặt ở đây muốn đi theo thì có thể ra đi. Phần tôi, tôi nhất quyết không đào ngũ bỏ chạy; không thể nào bỏ dân chúng Sài Gòn, không thể nào bỏ miền Nam như con rắn mất đầu”.
Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975

Ngày 29/4/1975

Tổng thống Dương Văn Minh, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu bàn và ra lệnh cho Giám đốc Nha cảnh sát đô thành Triệu Quốc Mạnh thả tù binh chính trị; gửi công văn yêu cầu Đại sứ Mỹ Martin cho cơ quan Viện trợ quân sự Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam.
Đến 16 giờ chiều ngày 29/4, đã thực hiện xong việc trả tù binh chính trị (trong đó có Huỳnh Tấn Mẫm). Chỉ huy các ban và cảnh sát 18 quận, huyện đã tan rã (trừ bộ phận biệt phái).
Tổng thống Dương Văn Minh chỉ thị không được di chuyển quân, không được phá cầu. Dựa vào chỉ thị trên, chiều ngày 29/4/1975, phụ tá Tổng tham mưu trưởng Nguyễn Hữu Hạnh đã ra lệnh cho các đơn vị không được phá cầu. Đơn vị nào muốn phá cầu phải có lệnh của Bộ Tổng tham mưu.
Sau đó, khoảng 15 giờ, phái đoàn do Luật sư Trần Ngọc Liễng cầm đầu có Linh mục Chân Tín, Giáo sư Châu Tâm Luân vào Trại David, được đồng chí Võ Đông Giang, Phó trưởng phái đoàn ta tiếp. Ông Liễng đã thông báo với phái đoàn ta về chủ trương “không chống cự” của Tổng thống Dương Văn Minh, mà ông coi là niềm vui sướng nhất trong đời ông, vì đã thông báo cho bên trong biết “Sài Gòn không chống cự” vào giờ chót của cuộc chiến tranh. Theo Luật sư Liễng, Tổng thống Dương Văn Minh đã chấp nhận đầu hàng từ buổi trưa hôm đó (ngày 29/4/1975).
Từ chiều và tối ngày 29/4, cũng có một số người tác động Tổng thống Dương Văn Minh hướng “Thành phố để ngỏ”, đầu hàng. Như ông Lý Quý Chung, họa sĩ Ớt (Huỳnh Bá Thành). Thông qua ông Phan Xuân Huy và ông Đoàn Mai, thượng tọa Thích Trí Quang nói điện thoại trực tiếp với Tổng thống Dương Văn Minh: “còn chờ gì nữa mà không đầu hàng”[2].
Ngày 30/4/1975
- 6 giờ, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quyền Tổng tham mưu trưởng (tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã chuồn) và tướng Nguyễn Hữu Có đến báo cáo với Tổng thống Dương Văn Minh về toàn bộ tình hình quân sự. Sau đó, ông Minh (cùng các ông Hạnh và Có) đến Phủ Thủ tướng (số 7 Thống nhất, nay là đường Lê Duẩn).
Tổng thống Dương Văn Minh họp với Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một số người trong nội các “nhóm Dương Văn Minh”, bàn và quyết định không nổ súng và giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn bản thảo tuyên bố này.
- 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đề nghị và được Tổng thống Dương Văn Minh đồng ý có nhật lệnh cho quân đội. Ông Hạnh soạn thảo nhật lệnh này. Đồng thời tướng Nguyễn Hữu Hạnh gọi điện thoại cho tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cố gắng thi hành lệnh của Tổng thống trên đài phát thanh.
9 giờ 30: Đài phát thanh phát tuyên bố của Tổng thống Dương Văn Minh: “Đường lối của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc”; “yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Cộng Hòa ngưng nổ súng, và ở đâu thì ở đó”; “Chúng tôi chờ gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam để thảo luận về lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ máu vô ích cho đồng bào”.
Sau đó, cả các ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu cùng nội các đến Dinh Độc Lập để chờ bàn giao chính quyền cho cách mạng.
Sau khi đọc tuyên bố “đầu hàng” xong, Tướng Dương Văn Minh nói với mọi người (trong Chính phủ): “Mọi việc coi như đã xong. Bây giờ ai muốn đi hay ở thì tùy”.
11 giờ 30, xe tăng quân giải phóng vào Đinh Độc Lập. Xe quân giải phóng đưa ông Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh để đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập tối ngày 2/5/1975
KẾT LUẬN
1/ Tướng Dương Văn Minh là người có tinh thần dân tộc, yêu nước. Từ chỗ lúc đầu còn mơ hồ về việc Mỹ xâm lược miền Nam, cho rằng Mỹ có giúp đỡ miền Nam, dần dần tỏ thái độ chống Mỹ: chống Mỹ đưa quân viễn chinh Mỹ và đồng minh vào miền Nam, kéo dài và mở rộng chiến tranh, muốn có hòa bình, độc lập và hòa hợp dân tộc.
2/ Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh và ông Lý Quý Chung, Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống không có ý để thương thuyết với cách mạng vì đã thấy không còn khả năng thương thuyết; cũng không có ý để tiếp tục chiến tranh vì lâu nay ông Minh chủ trương hoà bình, chấm dứt chiến tranh. Điều này thể hiện rõ ở Tổng thống Dương Văn Minh chỉ định hai cơ sở của ta (chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và luật sư Triệu Quốc Mạnh) nắm hai lực lượng vũ trang: quân đội và cảnh sát; cử một người dân sự (giáo sư Bùi Tường Huân) làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chưa đầy một ngày sau khi nhậm chức thì ngày 29/4/1975, đã ra lệnh thả tù chính trị, đuổi phái đoàn DAO của Mỹ; không di chuyển quân, không phá cầu v.v..
3/- Trong điều kiện cuộc tổng tiến công quân sự của các binh đoàn chủ lực kết hợp với cuộc tiến công và nổi dậy của các lực lượng vũ trang và quần chúng ở thành phố Sài Gòn – Gia Định đã tạo sức ép quân sự lớn; công tác vận động, binh địch vận của nhiều lực lượng ta với Tướng Dương Văn Minh; được sự đồng tình, tác động tích cực của những người chủ yếu trong nội các, lực lượng thứ ba và “nhóm Dương Văn Minh”; Tổng thống Dương Văn Minh đã quyết định “không chống cự”, tuyên bố “ngưng nổ súng và ở đâu ở đó vào 9g30 (sau đó tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” vào 11g30) ngày 30/4/1975 là hành động thức thời, làm giảm ý chí đề kháng của đại bộ phận quân đội Sài Gòn vào những giờ chót của cuộc chiến tranh, tạo thuận lợi cho quân giải phóng tiến nhanh vào giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn còn nguyên vẹn và không đổ máu. Nhiều thành phố và thị xã khác cũng được giải phóng nguyên vẹn, ít tổn thất. Chúng ta biết rõ giành được thắng lợi to lớn này, cuộc tổng tiến công của các quân đoàn kết hợp với các cuộc tiến công và nổi dậy của lực lượng vũ trang và quần chúng địa phương đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, công bằng mà nói, hành động thức thời của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của ông đã góp phần làm cuộc chiến kết thúc sớm, tránh đổ nhiều xương máu của binh sĩ và nhân dân, thành phố Sài Gòn và nhiều đô thị còn nguyên vẹn. Đó là nghĩa cử yêu nước, thương dân của ông Dương Văn Minh.
--
@@@ TÀI LIỆU THAM KHẢO @@@
( Mai Trân chuyển tin ).

Monday, February 8, 2010

Cảnh Báo Về Một Địa Chỉ Đỏ Tại Cam Bốt

 

Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài, chiến đoàn 1 Lôi Hổ tại Non Nước - Đà Nẳng trước 1975


NHỮNG HIỂM HỌA TIỀM TÀNG
CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN
TẠI CAM BỐT

                                            Tác giả: Tango Ngô Văn Tài


Chuyện kể lại sự thật của một chiến sĩ Biệt Kích nhảy toán, sau ngày 30 tháng 4, 1975 vẫn tiếp tục chiến đấu chống bạo quyền Cộng Sản Việt Nam, sống lưu vong trên đất nước của mình suốt 30 năm, năm 2006 Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài trốn sang Cambodia nhưng nơi đây cũng đầy dẫy mạn lưới tình báo của Việt Cộng….xin mời độc giả đọc một bài có giá trị về đấu tranh hiện nay.
 ——————
Từ sau ngày mất nước 30 tháng 4 năm 1975, hàng triệu người Việt nam đã bỏ nước ra đi tìm tự do bằng đường thủy, đường bộ, và bằng tất cả mọi phương tiện mà họ có thể có được. Cái giá của tự do dân chủ mà người dân Việt mất nước phải đánh đổi là chính tài sản và tính mạng của họ và gia đình. Tất nhiên để có được khoảng 3 triệu người Việt đến được bến bờ tự do, thì cũng có xấp xỉ con số đó, gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã phải vĩnh viễn nằm lại đâu đó trên hành trình đi tìm tự do đó mà mối hiểm họa đến từ nhiều phía: sự truy sát của công an biên phòng và hải tuần của cộng sản Việt nam, bão tố phong ba, hải tặc cướp giết.
Kể từ sau tháng 4 năm 1989, khi Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) không còn công nhận thuyền nhân Việt nam là những người tỵ nạn chính trị nữa, thì chính phủ CSVN càng mạnh tay hơn trong các chiến dịch đàn áp các tổ chức tôn giáo, các chức sắc tôn giáo, những nhà bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ và cả các sắc tộc thiểu số ở Tây nguyên khi họ đòi quyền được tự do tín ngưỡng, được tự do bày tỏ chính kiến và được quyền sở hữu đất đai mà tổ tiên họ để lại. Hệ quả của những cuộc đàn áp mạnh tay này là một làn sóng vượt biên bằng đường bộ của những nạn nhân là người Thượng cũng như người Kinh bất đồng chính kiến lại ra đời: Hàng ngàn người lại rời bỏ tổ quốc, vượt biên giới sang Cam bốt, đến văn phòng của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại đây để xin được quốc tế bảo vệ.
Bởi không thể ngăn chặn được tất cả những người dám đối diện với cái chết để đi tìm quyền được sống này, chính quyền cộng sản Việt nam đã phải xây dựng một hệ thống tình báo ngoại tuyến và cài cắm sang Cam bốt những nhân viên mật vụ máu lạnh để theo dõi, để gây ly gián và để thực hiện những những cuộc bắt cóc, truy sát đối với những người tỵ nạn là những nhà bất đồng chính kiến, những nhà đối lập chính trị dám tiếp tục lên án và tố cáo tội ác của chế độ bạo quyền cộng sản Việt nam. Những tên tình báo này và hệ thống chân rết của chúng trên đất nước Chùa tháp chính là mối hiểm họa tiềm tàng của những người Việt tỵ nạn cộng sản tại đây. Tuy nhiên do nghiệp vụ tình báo siêu việt cũng như sự lưu manh xảo quyệt vốn có của những tên cộng sản, mà những nạn nhân của chúng khó nhận diện được chúng là những tên tình báo cộng sản máu lạnh.

Và cứ thế, hết thế hệ người tỵ nạn này đến thế hệ người tỵ nạn khác tiếp tục là những nạn nhân bi thảm của chúng, mà ngay cả một số người Việt đang định cư ở nước ngoài đang ủng hộ phong trào dân chủ quốc nội cũng từng bị lung lạc, lừa bịp bởi những tên tình báo cộng sản này, để rồi nhiều cá nhân, nhiều tổ chức đã quay lưng với các phong trào dân chủ này. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý chỉ trích những cá nhân, những tổ chức của người Việt hải ngoại đã rơi vào kế ly gián của những tên tình báo cộng sản đang hoạt động tại Cam Bốt đã bỏ rơi những nạn nhân của chế độ cộng sản, hoặc quay lưng với công cuộc đấu tranh của họ, mà chúng tôi chỉ xin được trình bày những điều mắt thấy tai nghe về những tên tình báo cộng sản khát máu này, bởi bản thân tôi cũng từng là một nạn nhân của nó, mà nếu không có quyền năng của Chúa thì có lẽ tôi cũng đã trở thành mồi ngon cho cá sấu trong một trang trại cá sấu của Bộ Nội Vụ Cam Bốt và cơ quan tình báo CSVN nuôi tại Nam Vang để thủ tiêu những người Việt tỵ nạn là những nhà chính trị đối kháng như lời đe dọa của một trong những tên tình báo cộng sản đã len lỏi được vào cộng đồng người Việt tỵ nạn chúng tôi. Với mong muốn thật nhỏ nhoi là cảnh báo cho những người Việt đang tỵ nạn tại Cam bốt cũng như những nhà bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ trẻ trong nước biết những “vùng báo động đỏ hiểm nghèo” tại Cam bốt để có thể tránh né, nếu tình thế bắt buộc phải đào thoát sang đó lánh nạn cộng sản.
Tôi tên là Ngô Văn Tài, sinh năm 1948 tại Hải Dương, Bắc phần Việt nam. Năm 1954 tôi theo gia đình di cư vào Nam để tránh họa cộng sản.
Năm 1970, tôi nhập ngũ, tùng sự tại toán Tây Sơn thuộc Chiến Đoàn 1 Lôi Hổ, đồn trú tại Non Nước, Đà Nẵng. Năm 1975 sau khi cộng quân Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam, cùng một số chiến hữu chúng tôi tham gia lực lượng Liên Bang Chí Nguyện Quân Đông Dương tiếp tục kháng cộng cứu quốc cho đến khi lực lượng bị tan rã, chúng tôi lại tiếp tục sát nhập với lực lượng FULRO tại khu vực M’ Răng để tiếp tục cuộc kháng cộng cứu nguy dân tộc. Đến năm 1978 sau những trận đánh không cân sức do thiếu cả nhân lực và vũ khí, lực lượng của chúng tôi và FULRO cũng hoàn toàn bị tan rã, phần lớn chiến hữu của chúng tôi đã hy sinh, một số rất nhỏ vượt thoát được đến rừng núi thuộc Đông-Bắc Cam Bốt lẫn trốn, số còn lại bị bắt, bị án chung thân hoặc tử hình. Tôi lại may mắn cùng một số chiến hữu cùng án chung thân vượt ngục thành công từ trại tù Đại Bình vào cuối năm 1978 và sống ngoài vòng pháp luật, sống lưu vong trên chính tổ quốc của mình suốt gần 30 năm qua trong thân phận của những con người không gia đình không tổ quốc. Đến tháng 8 năm 2006 khi một số chiến hữu của tôi bị lộ diện, bị bắt giam và qua những thông tin mà lực lượng an ninh của CSVN thu thập được sau các cuộc tra tấn nhục hình các chiến hữu của tôi, thì nhân thân của tôi cũng bị bại lộ. Các lực lượng an ninh của bộ công an CSVN bắt đầu các chiến dịch truy quét làng quê của tôi tại Lạc Lâm, Đơn Dương, Tuyên Đức đồng thời cũng triền miên xách nhiễu mẹ già cùng những người họ hàng thân thuộc của tôi để mong tôi sẽ bị yếu lòng mà ra đầu thú, đầu hàng cộng sản, nên tôi phải tìm đường sang Cam Bốt lánh nạn. 
Tại Cam Bốt, tôi đã đến trình diện với văn phòng của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) để xin được bảo vệ bởi tôi đang đối mặt với sự truy sát của các lực lượng an ninh của CSVN. Nhưng than ôi, thật là họa vô đơn chí! Vào thời gian này Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại Cam Bốt đang trong giai đoạn chuyển giao quyền phỏng vấn, xem xét và cấp quy chế tỵ nạn cho Bộ Nội Vụ Cam Bốt đảm trách, mà bộ nội vụ của chính phủ Cam bốt thực chất chỉ là một cơ quan an ninh ngoại vi của chính phủ cộng sản Việt nam, cho nên sau vài lần được các nhân viên người Khmer gốc Bắc Việt công tác tại Bộ Nội Vụ của Cam bốt phỏng vấn thì tôi đã bị từ chối quy chế tỵ nạn chính trị với lý do là là tôi không có giấy chứng nhận đã từng bị tù đày hay bất cứ một loại giấy tờ tùy thân nào do CSVN cấp phát cả. Đến lúc này, tôi mới phát hiện ra là tôi đã tự chui vào cái bẫy giết người do Bộ Nội vụ Cam bốt cùng chính phủ CSVN áp lực lên Phủ Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Đặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) tại đây, giăng ra để bắt giết những người bất cộng đái thiên với cộng sản đang sống ngoài vòng pháp luật như tôi.

Quá tuyệt vọng vì đang ở vào tình thế tấn thối lưỡng nan, tôi tìm đến một Hội Thánh Tin Lành của người Việt tỵ nạn tại Phnom Penh để xin tá túc và tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Hội Thánh cũng như sự che chở đùm bọc của lãnh đạo Hội Thánh và của các anh em tín hữu ở đây, cũng là người cùng cảnh ngộ. Chính tại nơi đây tôi có điều kiện gặp gỡ nhiều người tỵ nạn cộng sản khác và cũng chính từ nơi đây mà tôi cũng được mở mắt ra để biết thêm về cái thế giới tỵ nạn cộng sản tại Cam bốt sao mà nghiệt ngã và phức tạp đến thế! Chính cái thế giới tỵ nạn nhỏ bé này đã dẫn dắt tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, càng tìm hiểu về nó tôi càng bàng hoàng càng sững sốt, nhưng có lẽ điều mà tôi ngạc nhiên và sững sốt nhiều hơn cả là bên cạnh những gia đình người tỵ nạn sống nheo nhóc, nhếch nhác, chen chúc trong những căn phòng chật hẹp, u tối và bẩn thỉu với những kiếp đời tối tăm, không định hướng, không tương lai, với từng ngày sống áo chẳng đủ lành, cơm chẳng đủ no, thì lại tồn tại một người tỵ nạn khác rất quyền uy, rất quý tộc, rất đế vương, sở hữu cả súng ngắn, súng dài, sở hữu cả xe hơi đời mới TOYOTA 4 RUNNER và sở hữu cả một tòa biệt thự nguy nga đồ sộ có tường cao hào sâu để bảo vệ: Đó là một người tỵ nạn mang tên Nguyễn Công Cẩm.

Nhưng rồi điều ngạc nhiên đó đã được sáng tỏ khi vào một ngày cuối tháng Ba năm 2007, khoảng 3 ngày sau khi tôi nhận được quyết định từ chối tư cách tỵ nạn của Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Của Liên Hiệp Quốc tại Cam bốt, thì Nguyễn Công Cẩm đến tìm gặp tôi tại Hội thánh nơi tôi đang tạm trú, anh ta gọi tôi ra một nơi vắng, không xa Hội Thánh mấy, để bắt đầu câu chuyện. Cẩm đã giới thiệu với tôi rằng ngoài quân hàm trung tá mà anh ta đang mang của ngành an ninh thuộc hoàng gia Cam Bốt, thì bản thân anh ta là sỹ quan tình báo thuộc tổng cục an ninh của Bộ Công An (CS) Việt nam, rằng cơ quan an ninh của CS Việt nam đã theo dõi và biết rất rõ những hoạt động chống cộng của tôi từ lâu.


Biệt Kích Ngô Văn Tài với giấy chứng nhận của Liên Hiệp Quốc

Họ cũng biết rất rõ là tôi đã sang Cam Bốt xin tỵ nạn và đã bị từ chối tư cách tỵ nạn, rằng sinh mạng của tôi đang nằm trong tay của cơ quan an ninh (CS) Việt nam mà đại diện cho cơ quan này tại đây chính là Nguyễn Công Cẩm; rằng anh ta có thể bắt tôi để giải giao về Việt nam bất cứ lúc nào anh ta muốn. Tuy nhiên “để thể hiện tính nhân đạo và khoan hồng của đảng và nhà nước, chỉ đánh người chạy đi, chứ không đánh người chạy lại”, cơ quan an ninh của Việt nam muốn mở cho tôi một con đường sống, đó là tôi phải hợp tác với cơ quan an ninh Việt Nam, làm ăng-ten cho anh ta, theo dõi mọi hoạt động của hội thánh nơi tôi đang ở, theo dõi mọi hoạt động của mục sư quản nhiệm, của ban chấp sự Hội thánh và của cả những người tỵ nạn Việt nam thường tới lui Hội Thánh, cũng như những mối quan hệ của Mục sư với bất cứ ai… tôi đều phải ghi nhận và báo cáo hàng tuần cho anh ta… Với thời gian làm việc cho anh ta là ba năm, sau đó bản thân anh ta và cơ quan của anh ta sẽ can thiệp với cơ quan pháp luật của Việt nam để họ chỉ xử án tôi 1 năm tù, và sau 1 năm tù ở thì tôi sẽ được trả tự do… Nếu tôi chấp nhận việc móc nối của anh ta, thì anh ta sẽ sắp xếp cho tôi được gặp cấp trên của anh ta. Để khủng bố tinh thần của tôi, hòng khiến tôi phải chấp nhận sự móc nối này, Nguyễn Công Cẩm đã không ngần ngại nói cho tôi biết rằng, trong thời gian vừa qua, có nhiều người Việt tỵ nạn tại Cam bốt đã từng bị bắt cóc dẫn độ về Việt nam chịu án, chắc với tuổi đời và sự từng trải như tôi thì tôi phải hiểu ai là tác giả của những vụ bắt cóc đó…
Không cần suy nghĩ gì thêm, tôi đã thẳng thắn trả lời với Nguyễn Công Cẩm rằng chống cộng để thủ tiêu chế độ cộng sản trên quê hương Việt nam là mục tiêu duy nhất của đời tôi và nhiều chiến hữu của tôi đã bỏ mình vì mục tiêu đó, nên tôi thà chết chứ không bao giờ phản bội lý tưởng của mình, không bao giờ phản bội lại những chiến hữu của mình. Vô cùng bất ngờ và tức giận trước câu trả lời của tôi, nhưng Nguyễn Công Cẩm cố giữ bình tĩnh, dặn dò tôi rằng anh ta nghiêm cấm tôi không được tiết lộ với ai rằng anh ta là sỹ quan an ninh của Việt nam cũng như tuyệt đối không được tiết lộ với ai về việc móc nối bất thành đó… rồi anh ta ra về. Tôi biết rằng, từ đây, Nguyễn Công Cẩm sẵn sàng thủ tiêu tôi vào bất cứ lúc nào để bịt đầu mối, nên liên tiếp những chuổi ngày sau đó tôi luôn sống trong tâm trạng âu lo triền miên.
Dù vậy vì muốn bảo vệ an toàn tính mạng cho những người Việt tỵ nạn khác, tôi đã không ngần ngại tiết lộ cho họ biết Nguyễn Công Cẩm là ai để họ có biện pháp phòng tránh cho bản thân. Thật đáng tiếc thay, một số nhà dân chủ trẻ khi đến Cam Bốt lánh nạn, dù đã nhận được lời cảnh báo của tôi rồi, nhưng do lòng hiếu thắng và khinh xuất của tuổi trẻ mà họ phải lâm nạn như trường hợp của nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ. Một số nhà dân chủ trẻ khác, trong một cuộc “đại yến” chia tay với “anh Cẩm”, để lên đường đi định cư ở Hoa kỳ, thậm chí còn mách lại với Nguyễn Công Cẩm rằng: “Chú Tài và mục sư Lũy nói với em rằng anh Cẩm là sỹ quan an ninh của cộng sản, nhưng em không tin đâu, em chỉ ước mong tất cả mọi người cộng sản đều tốt như anh vậy để dânViệt mình đỡ khổ, mà bản thân em cũng khỏi phải đi tỵ nạn như thế này”. Than ôi! Trung ngôn nghịch nhĩ! Trung ngôn nghịch nhĩ! Vi nhân nan! Vi nhân nan! Làm người sao khó quá! Chỉ vì lòng yêu thương, chỉ vì muốn che chở bảo vệ cho những chiến sỹ dân chủ trẻ mà tôi đã chuốc vạ vào thân! Không lâu sau khi nhà dân chủ trẻ này tiết lộ điều này với Nguyễn Công Cẩm thì anh ta đã đến nơi tôi đang trú ngụ gặp tôi, đưa cho tôi một gói cà phê bột và nói rằng thấy tôi không có việc làm, không có thu nhập, chắc là đời sống vật chất khó khăn lắm, nên Cẩm muốn giúp tôi có nguồn thu nhập bằng cách đưa tôi vào rừng đào cây kiểng cho anh ta, bù lại anh ta sẽ nuôi cơm tôi và trả công cho tôi thật bội hậu.



 
Nguyễn Công Cẩm cũng có giấy tị nạn của Liên Hiệp Quốc với tên Nguyễn Cẩm Công

Nguyễn Công Cẩm là người sinh tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Tất cả mọi người ở Cam Bốt đều biết anh ta với tên CẨM và gọi theo tên NGUYỄN CÔNG CẨM, kể cả vợ con của anh ta. Nhưng trong giấy tờ do UNHCR cấp thì anh ta mang tên NGUYỄN CẨM CÔNG và sinh tại Sài Gòn. Ngoài ra trong quân đội Hoàng gia Cam Bốt thì Nguyễn Công Cẩm lại mang tên LY HENG.
Tôi hiểu được rằng ngày tôi phải trả giá cho lòng căm thù cộng sản của tôi đang đến rất gần nên tôi đã phải giả vờ ốm nặng không thể đi lao động được, để trì hoãn và tìm kế thoát thân. Và thừa lúc cuộc xung đột biên giới Thái-Miên nổ ra cả bộ nội vụ Cam Bốt lẫn Nguyễn Công Cẩm bị lôi vào những công tác liên quan đến cuộc xung đột này, tôi đã bí mật rời khỏi Cam Bốt, đến một nước láng giềng, vào tòa đại sứ của một quốc gia phương Tây xin tỵ nạn. Với sự giúp đở của các chiến hữu cũ của tôi trong lực lượng Lôi Hổ, với sự can thiệp kịp thời của các tổ chức quốc tế nhân quyền, và đặc biệt là với sự giúp đở của tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức cứu người vượt biển Boatpeople SOS, hồ sơ tái định cư ở đệ tam quốc gia để đoàn tụ với gia đình tôi đang ở vào giai đoạn cuối cùng. Với sự bình an trước những ngày được đến bến bờ tự do, tôi xin được ghi lại hành trình đi tỵ nạn của tôi, cũng như những nghiệt ngã, những uẩn khúc trong cuộc đời tỵ nạn và những hiểm họa tiềm tàng mà người Việt tỵ nạn tại Cam Bốt đã và đang phải đối mặt từng ngày. Với ước mong những thông tin của tôi sẽ góp một phần nhỏ, như một thông báo về một “địa chỉ đỏ” vô cùng hiểm nghèo trong thế giới người Việt tỵ nạn cộng sản tại Cam Bốt mà mọi người phải biết, cần phải tránh để giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro mà trước đây thầy Thích Trí Lực, nhà đối kháng chính trị Hồ Long Đức và nhà dân chủ trẻ Lê Trí Tuệ đã phải gánh chịu, bởi nếu lại cứ chủ quan, khinh xuất, hoặc nếu không nhận diện được ai là bạn, ai là thù trong cộng đồng tỵ nạn thì hiểm họa đến với bản thân sẽ thật khó lường!
Mùa Lễ Phục Sinh 2009
Tango Ngô Văn Tài

BK Nguyễn Văn Tần tức Tango Ngô Văn Tài

Thong Bao .
Tong Hoi NKT vua nhan duoc email cua Ch/h Doan Huu Dinh FW. va dinh kem bai viet cua BKQ/LOI HO Nguyen van Tan tuc Ngo van Tai ma co thoi gian chung ta muon giup Anh den noi ben bo Tu Do nhung vi nhung loi  Anh cho biet ly lich khong dung su that .Nen chung ta danh bo tay . 
Nay Anh da den ben bo Tu Do  roi , xin quy Nien Truong ,Chien Huu gia dinh NKT nen can trong , tim hieu them de NKT khong bi loi dung boi  mot ca nhan nao
Kinh thong bao
Ch/h Vo Tan Y
Tong Hoi Truong
Qui anh than men,
Chac qui anh khong quen nguoi tu gioi thieu la BKQ/LH (NGUYỄN VĂN TẦN Tức TANGO NGÔ VĂN TÀi) ma TS NDThang, Boat People SOS da hoi y kien cua anh em trong NKT de bao tro cho anh ay nhap canh HK.  Vi co qua nhieu yeu to khong trung thuc va khong dung voi su that trong loi khai cua anh ay ma anh em chung ta phai bo tay khong giup gi duoc.  Gio day anh ay bat dau len tieng.
Xin TH/NKT thong bao lai gap cho tat ca anh em chung ta biet de luu y hanh vi cua duong su vi chung ta khong muon mot ca nhan khong phai trong hang ngu chung ta loi dung bat chinh danh xung cua NKT.
Than men,
DHDinh


-------------------------------------------
From: lhcsqlvnch@gmail.com[SMTP:LHCSQLVNCH@GMAIL.COM]
Sent: Monday, February 08, 2010 4:17:29 AM
To: tapchidanvan@yahoo.de; vietvungvinh@yahoo.com; vietvuongnhi@yahoo.com;
 admin@vietland.net; vietnamexodus@yahoo.com; ttv204@free.fr;
 congdonghoalan@gmail.com; congdongthudo@hotmail.com;
 nghialinh126@yahoo.com; thanhnienthienchi@gmail.com; buihung@vietbao.com;
 toquocdanhdutrachnhiem@yahoo.com; lachongmagazine@comcast.net;
 PhilaAsianNews@aol.com; Doan, Dinh (USADC); trongvvo@yahoo.com;
 lh3415@aol.com; s.nguyen-le@mce-bank.eu; ple151@yahoo.com.au;
 lmqpvn06@gmail.com; daovanbinh@sbcglobal.net; dcbinh38@hotmail.com;
 hoahoanglan011@yahoo.com; sarahdo1999@gmail.com; phiendan2000@yahoo.com;


Subject: Chúc M?ng Bi?t Kích Quân Lôi H? NGUY?N VAN T?N T?c TANGO NGÔ VAN TÀi dã d?n b?n b? t? do.

Liên Hội Chiến Sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vừa được tin qua đài phát thanh Việt nam Úc Châu cho biết Biệt kích quân NGÔ VĂN TÀI thuộc chiến đoàn I Non Nước Đà Nẵng, sau hơn 34 năm lưu vong trên chính tổ quốc của mình, vừa đến San Jose California, USA, bình an.

Xin Chúc mừng chiến hữu NGÔ VĂN TÀI đã thoát được bức màn thép của cộng sản và đã đến bến bờ tự do để đoàn tụ với gia đình. Kính mong Nha kỹ Thuật, Sở Liên Lạc và các niên trưởng thuộc lực lượng biệt kích hết lòng giúp đở cho chiến hữu NGÔ VĂN TÀI (Tức Biệt Kích Quân Nguyễn Văn Tần)

Xin trân trọng giới thiệu một bài viết của chiến hữu Ngô Văn Tài


B'KAN TRẬN CHIẾN KHÔNG CÂN SỨC

Tango NGÔ VĂN TÀI

B’Kan, Trận Chiến Không Cân Sức

Tango Ngô Văn Tài

http://i193.photobucket.com/albums/z205/dongson1002/NguyenCongCam4.jpg
Biệt Kích Tango Ngô Văn Tài, chiến đoàn 1 Lôi Hổ tại Non Nước - Đà Nẳng trước 1975




KBC: Tác giả bài viết này là C/H Ngô Văn Tài, một nguời tỵ nạn Cộng sản chạy sang Cam Bốt tầm trú với Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ nhưng nay đã phải chạy sang Thái Lan lánh nạn một lần nữa để tránh sự trả thù vì anh đã can đảm vạch mặt chỉ tên điệp viên CSVN nằm vùng, giả dạng tỵ nạn là Nguyễn Công Cẩm. Ngô Văn Tài tên thật là Nguyễn Văn Tần, truớc tháng Tư 1975 là 1 quân nhân (thuộc Chiến đoàn 1 Xung kích. Sau 30/4/1975 anh không chịu buông súng, bỏ vào rừng Đơn Dương cùng 1 số chiến hữu tiếp tục kháng chiến. Khi sa cơ, bị bắt giam ở trại Đại Bình chờ ngày bị đưa ra Toà anh vượt ngụclấy tên giả chờ ngày có cơ hội hoạtđộng lại. Khi tung tích bị lộ anh Tài kịp thời đào thoát sang Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Xin giới thiệu với quý độc giả trang KBC và các chiến hữu những hồi ức tưởng niệm các đồng đội của anh đã hy sinh vì lý tuởng Tự do, Dân chủ.



Thù nhà nợ nuớc trả chưa xong
Ngày tháng thoi đưa mãi nặng lòng
Uất hận quê nhà bao tiếng khóc
Căm thù giặc Cộng phải lưu vong



Cho chúng tôi trăm ngàn cây súng

Muôn lòng như một, mối thù chung

Quyết trở về một phen sống mái

Diệt loài Cộng phỉ, lũ tàn hung

(Kính dâng anh linh những chiến hữu đã nằm xuống trên núi rừng Đơn Dương)


Trong căn phòng cô tịch, sau khi đọc hết quyển “Những trận chiến không tên trong quân sử” mà nguời bạn mới quen tận tay trao tặng, tôi hai tay ôm chặt quyển sách vào long như ôm cả quê hương miền Nam thân yêu, tưởng như anh linh và hình bóng của các Tướng, Tá, Úy, Sĩ năm xưa cũng phảng phất quanh đây. Tôi miên man nghĩ đến những người đã vì Tự do, Dân chủ, Công bằng yên vui của quê huơng, đồng bào đã “Vị quốc vong thân” hay bị đày đọa trong ngục tù. Cộng sản từ Nam chí Bắc … những người đã tự xử để bảo toàn danh tiết, hoặc những người sau khi từ “địa ngục trần gian” trở về đã lại mưu tìm chiến hữu, lập kế hoạch phục quốc nhưng một lần nữa sa cơ, gánh chịu them bản án 12 năm tù khổ sai ở Z30A Đồng Nai … Và tôi không khỏi nhớ đến các chiến hữu thân yêu của tôi trong Tiểu đoàn Lê Lợi, Trung đoàn 8, Binh đoàn 2 Chí nguyện quân Đông Dương. Những dòng chữ này xin được thay cho nén hương tuởng nhớ đến anh linh các anh …



Họ là những sĩ quan, hạ sĩ quan QLVNCH đầu năm 1976 đã trốn khỏi nhà tù Don Bosco ở Phát Chi, Trạm Hành thuộc quận Đơn Dương , tỉnh Tuyên Đức để cùng với những trai tráng, người dân yêu nước ở làng Lạc Lâm, quận Đơn Dương đứng lên cầm súng vào rừng lập chiến khu chống lại sự chiếm đóng của Cộng sản Bắc Việt. Họ là những quân nhân thuộc đủ mọi binh chủng khác nhau, từ Trinh sát Tiểu khu An Xuyên, Thuỷ quân lục chiến, Nhảy dù, Biệt động quân, Chiến tranh chính trị, hay Bộ binh, Địa phương quân, Nghĩa quân … Họ đã đụng độ nhiều trận máu lửa với bộ đội Trung đoàn 22 VC (E 22) như trận M’rang, Dom, B’Kan, Đồi pháo binh, hồ Con ruà,La Boui và Sông Pha. Trong số những trận giao chiến với E 22 VC thì trận đánh B’Kan là đáng nhắc tới hơn cả, dù trận này không lớn, tổn thất nhân mạng hai bên không nhiều như các trận La Boui và hồ Con ruà, nhưng vì trận B’Kan biểu lộ hết sự dã man, vô nhân đạo, không lương tri của Việt Cộng khi chúng lùa thân nhân ruột thịt của những nguời chống lại chúng ra làm bia đỡ đạn, và sau đó những người chết không được chôn cất tử tế. B’Kan là một làng Thượng nhỏ cách quận lỵ Đơn Dương chừng 6 – 7 km, và cách quốc lộ 20 chừng 3 km, nằm sát chân núi Chabou, một nhánh của dãy Trường Sơn, phân giới của quận Đơn Dương, Đà Lạt và Sông Pha, Phan Rang. Cách làng B’Kan chừng 1 cây số có 1 hầm đá ăn sâu vào trong núi, nhìn bao quát từ bên ngoài thì chỉ là một số phiến đá lớn nhỏ nằm chồng chất ở chân núi, ẩn hiện trong đám cây cối không mấy rậm rạp, không ai ngờ đó lại là 1 căn hầm đá có thể chứa được khoảng 10 nguời. Đó cũng là nhờ công của anh em nguời Thượng khám phá ra, đưa chúng tôi vào ẩn núp và dùng nơi đây như một trạm liên lạc. Lối đi trong hang lên xuống ngoắt ngoéo, có chỗ hẹp phải ép sát bụng, hai tay bám vào đá lần dò từng buớc hoặc đi lom khom. Trong hầm có chỗ tối lờ mờ, càng vào sâu càng tối. Chỉ có một lối duy nhất từ ngoài cửa hầm lên hầm chính, rồi từ hầm chính mới có lối lên nóc hầm; trấn giữ được conđường này thì Việt cộng không thể nào tấn công được. Thoạt đầu chúng tôi phải dùng đến địa bàn và đèn pin đểdi chuyển, sau quen dần với khoảng cách và cảnh vật nên chúng tôi có thể sờ ven vào đá để di chuyển tương đối dễ dàng. Vào một buổi sáng sớm đầu tháng Năm 1977, chúng tôi bật dậy vì hàng loạt đạn nổ liên hồi trên nóc hầm, chỗ mà Sùng (bí danh Sony) đang canh gác.  soldier2  Ai cũng vội vã vơ vũ khí và nghe Sùng thông báo thì thào qua hơi thở “VC tấn công”. Chúng tôi vội leo lên khỏi hầm để vào vị trí chiến đấu, nhưng chưa ổn định xong thì bỗng có một tiếng nổ lớn kinh hoàng chưa bao giờ nghe ngay cửa hầm. Tôi vội vã bịt hai tai, máu huyết trong người nhộn nhạo làm muốn ói.
Miểng đạn và đá vỡ vụn bay rào rào, và nhiều tiếng nổ dồn dập liên tục, gây áp lực nặng nề làm chúng tôi dường như muốn bất tỉnh sau mỗi tiếng nổ (tôi đoán có lẽ là đạn B40 bắn vào). Sau một loạt tiếng nổ lớn là hàng tràng súng nhỏ bắn loạn xạ trong hầm. Lúc này thì anh em chúng tôi cũng đã cố gắng lần mò vào hết vị trí chiến đấu vì sợ nếu để VC lọt vào và tìm được lối leo lên quăng lựu đạn xuống hầm thì chúng tôi chết hết.


Khi chúng tôi đã lên được trên hầm thì trong của hầm chật hẹp, B40 mất tác dụng vì xạ thủ không thể nào chĩa sung bắn lên, bởi sức phụt hậu dội vào đá sẽ khiến xạ thủ bị thương hoặc có thể chết được. Sùng (Sony) lúc này không thấy xuống, có lẽ anh đã chết ngay loạt đạn đầu tiên trên nóc hầm! Lúc đó có nhiều tiếng vật cứng va chạm vào đá vang lên trong bóng tối, có lẽ là VC lần mò tìm đường! Chúng tôi quăng lựu đạn xuống cửa hầm, lửa nhá lên cùng tiếng nổ hoà lẫn những tiếng kêu thảm thiết của nguời bị thuơng, sau đó là im bặt. Yên lặng được vài phút hàng loạt đạn của VC bắn xối xả trong hầm. Chúng bắn liên tục hết đợt này đến đợt khác, có lẽ chúng bắn như vậy để lôi đồng đội chết hoặc bị thuơng ra. Chúng tôi chịu không thể nhoài nguời ra để ném lựu đạn theo vì sợ trúng đạn chúng đang bắn lien thanh như mưa rào. Hơn nữa số vũ khí của chúng tôi quá hạn chế (tổng cộng chỉ có mỗi nguời vài quả lựu đạn, cùng 3 khẩu M16 và 1 khầu Colt 45 do Sùng giữ. Khẩu M 16 của tôi Sùng xách lên nóc hầm canh gác, có lẽ đã bị VC tịch thu sau cái chết của anh).


Tiếp theo đó là 1 sự yên lặng khủng khiếp! Chúng tôi lắng tai nghe ngóng từng âm thanh, căng mắt cố quan sát kỹ cửa hầm và lối dẫn lên nóc hầm. Thật sự muốn phá được căn hầm này không phải chuyện dễ, chắc chắn VC phải dùng đến rất nhiều thuốc nổ và phải mất nhiều ngày, trong khi đó thì lối đi ngoắt ngoéo, trong hầm lúc nào cũng tối mờ mờ, có chỗ tối đen như mực nên VC không dám liều lĩnh tấn công nên chúng tôi chỉ có thể chết vì đói nếu bị vây hãm lâu ngày. Vì thế VC ngưng tấn công bắt đầu bắc loa kêu chúng tôi ra hàng với giọng điệu lừa phỉnh “để được hưởng khoan hồng, về doàn tụ với gia đình …”. Nhưng khi không thấy có động tĩnh gì, chúng bắt đầu buôn gnhững lời doạ dẫm kèm theo tiếng chửi ruả …


Chửi xong, bỗng lại có những tiếng nổ lớn ở nóc hầm kèm theo nhiều loạt súng nhỏ: VC tìm cách tấn công từ trên xuống! Kỳ (Kilo) rón rén lần theo đá đi lên lối dẫn lên nóc hầmđể ngăn chặn nếu VC tìm cách mò xuống. Anh ở cách chúng tôi không xa, ám hiệu nhận nhau vẫn là tiếng huýt sáo nho nhỏ. Lại có tiếng nổ lớn và hàng loạt AK kèm theo, Kỳ bén chĩa súng bắn vài loạt ngắn về phiá truớc cảnh cáo bọn VC đừng dại dột liều lĩnh tìm cách xuống. Có lẽ VC cũng biết điều ấy nên sau những loạt đạn lại có tiếng kêu đầu hàng từ nóc hầm vọng xuống, rồi lại hàng loạt lời lẽ thô tục được tuôn ra. Đến đây thì chúng tôi bắt đầu đấu võ mồm với bọn VC và lòng tự tin, can đảm tăng dần lên sau cuộc đấu võ mồm này.


Trời tối dần, Kỳ (Kilo) lần mò tìm chỗ gài lựu đạn đề phòng đêm khuya bọn chuột VC mò xuống, xong anh báo cho chúng tôi biết chỗ có lựu đạn gài. Tôi mò xuống căn hầm chính, chui xuống khe đá lấy đầy 3 bi đông nuớc và mang theo túi gạo lên hầm. Sau khi bàn bạc cho kế hoạch dự trù cho đêm nay, chúng tôi mỗi nguời tự đọc kinhcầu nguyện Thiên Chuá che chở ban cho bằng an và cũng không quên cầu cho linh hồn nguời bạn Sùng mà Chuá đã gọi về buổi sáng nay! Rồi trong yên lặng chúng tôi chia phiên nhau gác và lấy gạo ra ăn để lấy sức cầm cự!


*


Sang ngày thứ hai thì chúng tôi kinh hoàng lo lắng bởi vì không còn nghe những tiếng nổ của B40 hay AK , lựu đạn từ cửa hầm vọng vào nữa mà thay vào đó là tiếng của nguời than chúng tôi bên ngoài đang vọng vào kêu gọi chúng tôi hãy ra đầu hàng! VC bắt từng gia đình một nhoài người qua tảng đá nhìn xuống cửa hầm lên tiếng gọi nguời thân. Lúc đó tiếng nguời cô ruột của tôi vang lên , tiếng cô trong nuớc mắt gọi vọng từ ngoài vào cửa hầm. Lòng tôi quặn thắt đau đớn, tôi chụp khẩu súng M16 của Nghĩa (tự Negro) chĩa vào tảng đá ngay truớc mặt nằm ở duới bắn một loạt ngắn, mục đích là để khuyến cáo gia đình đừng vào, vì nhất định nếu gia đình thân nhân chúng tôi vì sức ép của VC mà vào trong hầm thì sẽ thật là một thảm họa kinh hoàng chưa từng có! Lúc ấy bỗng có tiếng nguời huyên náo ở ngoài phản đối VC dùng nguời thân của chúng tôi làm bia đỡ đạn cho chúng! Lại có tiếng thách thức VC “các anh vào mà bắt, các anh đã từng đánh thắng đến 2 đế quốc đầu sỏ, đã đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào thế mà bây giờ chỉ có vài thằng phản động mà các anh lại phải dùng đến nguời thân làm bia đỡ đạn à?” Ngay sau đó


là những tiếng gào khóc phản đối vì bọn VC đánh nguời, đẩy nguời vào


chỗ chết! Theo dõi diễn biến bên ngoài, chúng tôi thấy thuơng xót cho gia đình quá! Bất chấp hiểm nguy họ đã dung xác thân và miệng lưỡi cố kéo dài thời gian để cho nguời thân là chúng tôi


được sống. Có lẽ trời đã quá trưa. Tiếng cãi cọ, tiếng kêu gọi chúng tôi ra đầu hang rời rạc và thưa thớt dần, sau đó lại là một sự yên lặng bao phủ. Chúng tôi tự hỏi “chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo nữa đây?” Chúng tôi như những con thú bị săn đuổi và nay bị vây ở buớc đường cùng. Tuy nhiên chúng tôi tự nhủ “không thể chết! chúng tôi phải sống và không còn con đường nào khác ngoài việc phải thoát khỏi căn hầm này trong đêm nay! Trong cái chết có cái sống, mặc dù sự sống rất mong manh nhưng chúng tôi không có quyền tự xử vì thân xác này là của trời đất, nhất là chúng tôi không đủ can đảm tự kết liễu đời mình vì long ai cũng vẫn khao khát sống, vẫn còn nhiều hy vọng dù phải nhận thực là hy vọng cũng rất mỏng manh! Đã 2 ngày qua chúng tôi nguời nào cũng cầu nguyện xin Chuá ban cho bằng an và giờ đây, những giờ phút sắp tới chúng tôi nghĩ có thể là giờ phút cuối cùng của đời người, chúng tôi thầm thì dọn mình xin Chuá tha thứ cho tất cả những lỗi lầm đã phạm và cầu xin được ơn che chở! Rồi chúng tôi dõi mắt chăm chú nhìn xuống cửa hầm, tai vểnh lên nghe ngóng, Kỳ thì rón rén lần mò men theo những phiến đá đi gỡ những trái lựu đạn đã gài hôm qua. Trời lúc này có lẽ đã khuya lắm rồi, chúng tôi cùng nắm tay nhau như một lời khuyến khích cùng can đảm lên, cầu chúc cho nhau được bình yên. Kỳ (Kilo) xuống cửa hầm truớc , Nghĩa trao cho tôi khẩu M16 cùng mấy băng đạn và lấy lại khẩu Colt 45 (của Sùng). Tôi không nhận nhưng anh nhất định đẩy vào tay tôi. Nắm chặt súng, trong tư thế sẵn sàng yểm trợ cho Kỳ, tôi nghe tiếng rõ tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực mình,(thậm chí chúng tôi dường như có thể nghe được cả tiếng nuốt nuớc miếng của nhau)… Hơi thở dồn dập, trời không lạnh mà sao run run, tay lại uớt nhờn mồ hôi … Có tiếng huýt sáo khe khẽ ở cửa hầm vọng lên, chúng tôi từng buớc bám theo đá lần mò đi xuống cửa hầm … miệng khô khốc, hơi thở đứt quãng, dán nguời vào đá lần đi từng buớc cố gắng không để gây nên một tiếng động … Khi đã gặp nhau ở cửa hầm, chúng tôi yên lặng quan sát kỹ phiá trước mặt và hai bên ngoài cửa hầm … cố vận dụng mọi giác quan đến mức tối đa . Ở bên ngoài, cách không xa có nhiều đốm lửa được đốt lên theo hình cánh cung, cứ khoảng chừng 50, 60 m một đống lửa . Vì thế cả một vùng trời rực sang màu lửa đỏ trông rợn người … nhìnquanh không thấy bóng nguời nhưng chúng tôi đoán, huớng đối diện của hầm, trong khoảng tối đen ngòm đó có một toán VC đang phục kích chờ đợi bắt sống chúng tôi! Hít một hơi daì, đưa tay làm dấu thánh giá trên mình xong, thu hết can đảm, nép vào bên phải cửa hầm, chúng tôi lần lượt nối gót theo Kỳ chạy lom khom núp vào những phiến đá và các lùm cây với ý định mở đường máu chạy lên núi. Và ngay khi đó, hàng loạt AK xen kẽ M79 thi nhau nổ từ nhiều huớng đổ xuống chúng tôi! Dội nguợc trở lại, theo phản ứng tự nhiên, chúng tôi nhào về phiá không có đạn nổ, vượt qua một con lạch cạn rộng chừng 1 thuớc. Tôi trượt chân té xuống con lạch, nghe tiếng đạn nổ như mưa, tiếng hô xung phong của VC, và lẻ loi có tiếng kêu Chuá ơi của Nghĩa (Negro)! Lúc đó có tiếng súng của Kỳ bắn từng loạt chặn buớc tiến công của VC, cùng tiếng anh hô “chạy đi, theo tao”. Tôi rút chốt trái lựu đạnh, định vung tay ném về huớng bọn VC thì một tiếng nổ lớn trên bờ, gần con lạch chỗ tôi bị té. Lấy hết sức bình sinh tôi ném quả lựu đạn về hướng VC, mắt chợt nhìn thấy Nghĩa đang nằm bất động cách con lạch chừng 2m. Tôi vọt lên khỏi lạch vừa chạy vừa bắn về đống lửa bên tay trái cách tôi không xa. Tôi chạy về huớng trước mặt vài chục mét rồi quẹo ngay sang trái vì sợ phục kích, ném thêm một trái lựu đạn nữa nguợc về phiá sau và băng mình vào các lùm cây thưa thớt lẫn trong màn đêm để thoát thân …


Mấy ngày sau chúng tôi được tin Thiếu uý Đinh Chính Nghĩa đã tử thuơng thân thể không toàn vẹn. Ngoài những vết đạn lỗ chỗ trên người, đầu anh nát bét vì bị sức công phá của trái lựu đạn anh cầm trên tay khi gục ngã! Bọn CS địa phuơng bắt gia đình chị Sương nhận xác anh Nghĩa về chôn, Bất chấp chị phản đối rằng nếu đó là xác anh Sương thì phải có một cái bướu bằng quả ổi nằm ngay eo, bên hông trái phiá sau lưng, chúng vẫn khăng khăng bắt chị nhận đem chôn!


(Tiếp theo kỳ sau)